Lịch sử mật tông

Ngày đăng: 11/02/2020

TỔNG QUAN NGUỒN GỐC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG

Mục đích Chư Phật, Bồ tát ứng hiện nhân gian vì muốn “ Khai thị chúng sinh hội nhập tri kiến Phật’’. Vì thế đức Phật thuyết ra Tam tạng Kinh Điển với vô số pháp môn phương tiện, phù hợp với mọi căn cơ, lợi ích hữu tình. Thế nhưng biển giáo pháp mênh mông không cùng tận, pháp môn hành trì thì vô biên , nên dù tu bất kỳ pháp môn nào, chúng ta cũng rất cần sự hướng đạo đúng đắn từ một bậc Thầy chứng ngộ và Đặc biệt hơn được đề cập trong Kim Cương Thừa (Mật Tông).

Trước khi chính thức bước vào thế giới tâm linh với tên gọi Mật Tông Tây Tạng, đầu tiên mỗi hành giả cần phải tìm về xuất xứ của nó. Mật Tông ra đời từ Ấn Độ, và được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của Phật giáo Đại Thừa. Sau khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng và phát triển qua các giai đoạn tiền truyền và hậu truyền, đã hình thành nên một đặc trưng rất riêng biệt trên mọi mặt truyền thừa, kinh điển, chế độ và trình tự tu hành, đó là sự sùng bái Mật Tông một cách cao độ. Bởi vậy, theo cách gọi truyền thống , Phật giáo Tây Tạng còn được gọi là Mật giáo Tây Tạng ( Tạng Mật hoặc Tây Mật ).

  1. Sự Phát Triển Và Suy Thoái Của Mật Tông Tại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 7 sau công nguyên, Mật Tông đã trở thành một tông phái độc lập tại Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu, Mật Tông phân bố tại vùng Tây Nam và cao nguyên Deccan của Ấn Độ, sau đó dần lan truyền đến các vùng phía nam và đông bắc của Ấn Độ, với trung tâm là tu viện Vikramasila. Do nhận được sự ủng hộ tích cực của vương triều Pala, nên Mật Tông giai đoạn này phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Cho đến thế kỷ 11, vào thời điểm đội quân viễn chinh Hồi giáo người Turkic (còn gọi là người Đột Quyết) Tây Á tấn công Nam Á và Trung Quốc, trong Mật Tông đã hình thành nên Thời Luân giáo (Kalachakra). Thời Luân giáo cho rằng, thế giới hiện thực của chúng ta cũng giống như bánh xe thời gian, vùn vụt trôi đi, bát nhã (prajna, tức trí tuệ) và phương tiện tuy là hai thứ nhưng lại là bất nhị, chỉ có lòng thành tín đối với bậc tuyệt đối chí tôn của vũ trụ là Phật nguyên thuỷ Đại Nhật Như Lai (Maha Vairochana) mới có thể được giải thoát khỏi thế gian hư giả. Không lâu sau thời điểm ra đời của Thời Luân giáo, các tu viện, chùa chiền Phật giáo tại miền Trung Ấn Độ đã bị đội quân viễn chinh Hồi giáo san phẳng, Phật giáo Mật Tông từ đó suy tàn trên đất Ấn Độ.

 

  1. Hai Thời Kỳ Phát Triển – Thời Kỳ Tiền Truyền Và Thời Kỳ Hậu Truyền ( Cựu Truyền, Tân Truyền )

 

Trước khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng, người Tạng cổ xưa trên vùng cao nguyên tuyết phủ này tôn sùng một loại hình tôn giáo nguyên thuỷ là Bôn giáo ( hay còn gọi là đạo Bôn ). Đạo Bôn là một loại hình sùng bái mặt trăng, mặt trời, tinh tú, núi, sông, đầm, hồ, sùng tín thần chú, thuật, tập trung vào các hoạt động cầu phúc, trừ hoạ, trị bệnh, đưa ma, xua quỷ , có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Tây Tạng thời đó. Vào khoảng thế kỷ 5 sau công nguyên, Phật giáo bắt đầu được du nhập vào Tây Tạng qua hai con đường từ Trung Nguyên ( Trung Quốc ) và Ấn Độ, Nepal, bắt đầu quá trình xung đột, tranh đấu lâu dài với đạo Bôn, và cũng đồng thời tiếp thu, dung hợp thứ tôn giáo bản địa này , điều đó mang lại cho Phật giáo Tây Tạng nét thần bí đậm chất địa vực thời đó.

Vào thế  kỉ 7 dưới triều vua Songtsen Campo, nhà vua kết hôn với công chúa Nepal là Bhrikuti ( công chúa Xích Tôn ) và công chúa Văn Thành của nhà Đường. Hai vị công chúa này đều mang đến Tây Tạng một số tượng Phật từ Nepal và Đại Đường. Công chúa Bhrikuti đem theo tượng Phật Bất Động ( Tạng : Mitukpa ), tức thân tám tuổi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Công chúa Văn Thành mang đến Lhasa bức tượng Phật nằm, tức thân mười hai tuổi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng với 360 quyến kinh. Cả hai vị công chúa này đều tự đứng ra chủ trì việc phiên dịch kinh điển Phật giáo. Sau đó, hoàng thất phát hiện ra rằng Phật giáo có tác dụng tích cực để củng cố chính quyền Thổ Phồn, nên cực lực ủng hộ phát triển Phật giáo. Tương truyền, vua Songtsen Campo đã thỉnh cầu ba vị đại sư Mật Tông là Kusara và Brahmana Samkara người Ấn Độ cùng Silamanyu người Nepal phiên dịch các cuốn kinh điển " Bảo vân kinh " ( Ratnamegha Sutra ), " Bảo khiếp kinh " ( Karandavyuha Sutra ), và cho xây dựng các tu viện Tradruk ( Xương Châu ), Jokhang ( Đại Chiêu ), Ramoche ( Tiểu Chiêu ). Điện thờ Phật trong các tu viện này đều bày các bức tượng của Mật Tông như Độ mẫu ( Tara , Drolma ). Phật Mẫu, Diệu Âm Thiên Nữ ( Saraswati ; Yangchenma ), Minh Vương Cam Lồ ( Amrtakundali ).

Sau khi vua Songtsen Gampo băng hà, do chiến tranh với các nước lân cận, cuộc tranh đấu giữa hai xu thế sủng Phật và diệt Phật kéo dài liên tục trong hơn một thế kỷ. Cho đến năm 755, Tang vương thứ năm của Thổ Phồn là Trisong Detsen ( Xích Tùng Đức Tán : 742 - 197 ) tức vị. Sau khi nắm được thực quyền, ông đã liên kết các đại thần sùng tín Phật giáo để đánh đuối các thế lực ngoại thích theo đạo Bôn, tiêu diệt các nhân vật chủ chốt của nhóm đó, quy định tất cả mọi thần dân đều phải tin theo đạo Phật, đồng thời phải người đến Nepal thỉnh cầu một nhân vật nổi tiếng về Đại sư Ấn Độ Shantarakshita, tức Tịch Hộ, đến Tây Tạng. Sau khi nhập Tạng, Đại sư Tịch Hồ đã diện kiến Tạng vương tại vùng Samye và tiện hành giảng pháp cho nhà vua. Việc này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của lực lượng Bôn giáo, họ nhận việc xuất hiện các tai ương như sét đánh, lũ lụt và dịch bệnh để khấy động các hành vi phản đối Phật giáo một cách kịch liệt. Bởi vậy, Đại sư Tịch Hộ chỉ còn cách quay trở về Nepal.

Không lâu sau, từ Ấn Độ, Đại sư Mật giáo Liên Hoa Sinh ( Padmasambhava ) đã nhận lời đến Tây Tạng. Đại sư Liên Hoa Sinh đem theo 25 đệ tử tiến hành truyền pháp tại Tây Tạng, dùng thần chú và phép thần thông để hàng phục các loại yêu ma tà ác. Nhưng thực chất, Đại sư Liên Hoa Sinh không hề phản đối đạo Bôn - tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Tây Tạng, điều đó đã làm hoà hoãn mâu thuẫn giữa Phật giáo và Bôn giáo, dần dần người dân Tây Tạng lần lượt quy y Phật pháp. Bởi vậy, Đại sư Liên Hoa Sinh được coi là người khai sáng của Phật giáo Tây Tạng.

Sau đó, vua Trisong Detsen lại một lần nữa thỉnh cầu Đại sư Tịch Hộ sang Tây Tạng, để cùng Đại sư Liên Hoa Sinh hoằng dương Phật pháp. Vào năm 766, dưới sự chủ trì của Đại sư Liên Hoa Sinh và theo thiết kế của Đại sư Tịch Hộ, tu viện đầu tiên tại Tây Tạng hội tụ đủ Tam bảo Phật - pháp - tăng đã được khánh thành, đó chính là tu viện Samye nổi tiếng. Đại điện của tu viện gồm ba tầng, là sự tổng hợp của ba phong cách kiến trúc Tạng, Hán, Ấn Độ, và cũng bố trí tăng lữ ba miền Tạng, Hán, Ấn đến chùa biện luận, giảng kinh. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, giữa giáo nghĩa của phái Thiền Tông truyền bá từ Trung Nguyên đến và giáo nghĩa Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang đã nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến các cuộc tranh luận triền miên, bởi vậy các cao tăng của hai phái đã tập trung tại tu viện Samye để tiến hành biện luận kết quả, là các cao tăng Ấn Độ đã thắng thế. Từ đó, Tạng vương tuyên bố dân chúng không được phép tu theo Thiền Tông , và Phật giáo Ấn Độ đã thống trị vùng Tây Tạng.

Sau khi tu viện Samye khánh thành, Đại sư Tịch Hộ đã đích thân thế độ cho bảy thanh niên, và họ đã trở thành những tăng nhân đầu tiên của Tây Tạng. Trong thời kỳ này, nhiều kinh điển Hiển giáo và mật giáo đã được tiến hành phiên dịch, như " Trọng tâm của Mật giáo: Mandala Kim Cương giới ", " Tập Mật huyền biến tu bộ bát giáo kinh luận ", " Tập Mật ý kinh ", và phương pháp tu luyện Mật Tông cũng bắt đầu được truyền bá. Khi đó, bộ " Vô thượng Du Già Mật tục " ( Anuttarayoga Tantra ) thịnh hành tại Ấn Độ cũng đã được du nhập đến Tây Tạng, Đại sư Liên Hoa Sinh tiếp tục truyền bá Mật Tông Kim Cương Thừa ( Vajrayana ) Ấn Độ đến mọi vùng miền của Tây Tạng.

Đến năm 838, Lang Darma kế vị, lên ngôi Tạng vương. Trong năm năm cầm quyền, ông vua này đã ra sức huỷ diệt Phật giáo, chôn vùi tượng Phật, đốt kinh sách, các Đại sư truyền bá Phật giáo phải rời khỏi Tây Tạng, tăng nhân bị bắt ép hoàn tục, tu viện chùa chiền bị phá huỷ. Tất cả các hành động đó đã khiến Phật giáo tại Tây Tạng gần như bị huỷ diệt hoàn toàn. Sự kiện Lang Darma diệt Phật " đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ Phật giáo Tiền truyền, Phật giáo Hiển Tông bị tổn thất nặng nề, duy có Mật Tông với phương pháp đơn truyền bí mật vẫn tiếp tục được duy trì.

Sau thời kỳ Lang Darma diệt Phật, trong một giai đoạn dài, Tây Tạng chìm trong trạng thái nội loạn và phân chia. Từ năm 978 trở về sau, kinh Phật lại được phục hưng. Các hoạt động Pháp thời kỳ này đã hình thành rất nhiều giáo phái : Nyingma ( Ninh . Mã ) , Kadam ( Ca Đương ) , Sakya ( Tát Ca ) , Kagyu ( Cát Cử ) , Shibyed ( Hy Giải ) , Goodyul ( Giác Vũ ) . Jonang ( Giác Nang ) và Gelug ( Cách Lỗ ) . Đến năm 1270, Chogyal Phakpa Ladro Gyaltsen ( Bát Tư Ba ) Pháp vương phái Sakya, được Kublại Khan ( Hốt Tất Liệt ) nhà Nguyên tôn làm Đế sư thâu tóm chính giáo Tây Tạng bắt đầu thời kỳ hợp nhất chính giáo của vùng Tây Tạng.

Sau 300 năm từ khi đại sư Liên Hoa Sinh vào Tây Tạng và có công khai tông lập phái cho Ninh Mã; người ta nhắc đến tên tuổi thứ hai: đại sư A Đề Sa (Atisha) đến từ Thiên Trúc, Ấn Độ năm 1042, là người có công chấn hưng Phật giáo lúc đó đang suy vong ở Tây Tạng. Từ đây trở về sau, lịch sử chứng kiến sự ra đời của 3 tông phái lớn còn lại của Tây Tạng mà ít nhiều đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ A Đề Sa.

Phái Ca Nhĩ Cư (Kagyupa) là tông lớn thứ hai của Phật giáo Tây Tạng, tên của phái có nghĩa là dòng khẩu truyền được sáng lập bởi sư Mã Nhĩ Ba (Marpa Lotsawa) (1012-1097), học trò của đại sư A Đề Sa. Học trò chân truyền của Mã Nhĩ Ba là Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa) là người rất giỏi thi ca với văn phong sắc diệu, đã thuyết giảng Đại Thừa - Tiểu Thừa - Mật Thừa để giáo hoá dân gian, trở thành người có công lớn trong việc hưng lại Phật giáo Tây Tạng, mà cụ thể ở đây là dòng Ca Nhĩ Cư. Một số thiền viện nổi tiếng của dòng Kagyupa Sect: Tsurphu Monastery (thuộc vùng U), Palpung Monastery (thuộc Tứ Xuyên ngày nay).

Phái Tát Ca (Sakya ) là tông lớn thứ ba của Phật giáo Tây Tạng do đại sư Cổn Khúc Già Bảo (Konchog Gyalpo) sáng lập nhằm thế kỷ 11, tương đương với nhà Bắc Tống bên Trung Hoa bấy giờ. Ông cũng cho xây tu viện Tát Ca (Sakya Monastery) nổi tiếng ở Shigatse thuộc vùng Tsang

Phái Cách Lỗ (Gelugpa ) được 1 nhà cải cách lỗi lạc Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (1357–1419) sáng lập, khi đó nhằm vào thời Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ (con trai thứ hai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương). Xung quanh sự ra đời và tuổi trẻ của Tông Khách Ba có nhiều truyền kỳ và điển tích, người viết sẽ điểm qua trong bài viết ngày cuối khi đi thăm tu viện Taer Monastery ở quê ông thuộc vùng Amdo xưa, nay thuộc Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải.

Tsongkhapa đã dựa vào trước tác " Bồ Đề đạo đăng luận ”. ( Bodhipathapradipa ) của Đại sư Atisa để biên soạn nên hai tác phẩm " Bồ Đề đạo thứ đệ quảng luận " và " Mật Tông đạo thứ đệ quảng luận ". Hai cuốn sách này đã trở thành nền tảng lý luận của phái Gelu . Đầu thế kỷ 15, Tsongkhapa cùng các đệ tử là Gyeltshab Darma Rinchen ( Giả Tào Kiệt )  Khedrup Je ( Khắc Chủ Kiệt ) sáng lập nên phái Gelug ( Cách Lỗ ) . Phái này tiếp tục phân chia thành hai dòng truyền thừa Phật sống lớn là Đạt Lai ( Dalai ) và Ban Thiền ( Panchen ), cho đến nay vẫn là một giáo phái Mật Tông lớn rất thịnh hành tại khu vực Tây Tạng. Thật sự Lịch sử đã trãi qua những cột mốc đáng nhớ về nguồn mạch Phật giáo Mật Tông không gián đoạn.

 

 

 hoãn mâu thuẫn giữa Phật giáo và Bôn giáo , người dân Tây Tạng lũ lượt quy y Phật pháp . Bởi vậy , | Đại sư Liên Hoa Sinh được coi là người sáng thuỷ của Phật giáo Tây Tạng , | Sau đó , vua Trisong Detsen lại một lần nữa thỉnh cầu Đại sư Tịch Hộ sang Tây Tạng , để cùng | Đại sư Liên Hoa Sinh hoằng dương Phật pháp . Vào năm 766 , dưới sự chủ trì của Đại sư Liên Hoa Sinh và theo thiết kế của Đại sư Tịch Hộ , tu viện đầu tiên tại Tây Tạng hội tụ đủ Tam bảo Phật - pháp - tăng đã được khánh thành , đó chính là tu viện Samye ( Bsam - yas , Tang Diên ) nổi tiếng . Đại điện của tu viện gồm ba tầng , là sự tổng hợp của ba phong cách kiến trúc Tạng , Hán , Ấn Độ , và cũng bố trí tăng lữ ba miền Tạng , Hán , Ân đến chùa biện luận , giảng kinh . Cùng với sự phát triển của Phật giáo , giữa giáo nghĩa của phái Thiền Tông truyền bá từ Trung Nguyên đến và giáo nghĩa Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang đã nảy sinh mâu thuẫn , dẫn đến các cuộc tranh luận triền miên , bởi vậy các cao tăng của hai phái đã tập trung tại tu viện Samye để tiến hành biện luận , kết quả là các cao tăng An Độ đã thắng thế . Từ đó , Tạng vương tuyên bố dân chúng không được phép tu theo Thiền Tông , và Phật giáo Ấn Độ đã thống trị vùng Tây Tạng . Tịch Hộ đã đích thân

 

 

Viết bình luận của bạn: