Pháp Khí Kiếm Trí Tuệ - Kích thước 30cm

Thương hiệu: Đang cập nhật Tình trạng: Còn hàng
1.100.000₫
PHÁP KHÍ KIẾM TRÍ TUỆ Sơ Lược Về Kiếm Báu  Của Ngài Văn Thù Văn Thù là một trong tám đại bồ tát, tên đầy đủ là “Văn Thù Sư Lợi Bồ tát”, tên tiếng Phạn là Bodhisattva Manjusri, là tượng trưng của trí tuệ Phật pháp. Tay trái cầm “Bát...
Gọi điện để được tư vấn: 0927049999
Hình thức thanh toán Cửa hàng phật giáo Mật Tông - Kim Cương Thừa Cửa hàng phật giáo Mật Tông - Kim Cương Thừa Cửa hàng phật giáo Mật Tông - Kim Cương Thừa

PHÁP KHÍ KIẾM TRÍ TUỆ

  1. Sơ Lược Về Kiếm Báu  Của Ngài Văn Thù

Văn Thù là một trong tám đại bồ tát, tên đầy đủ là “Văn Thù Sư Lợi Bồ tát”, tên tiếng Phạn là Bodhisattva Manjusri, là tượng trưng của trí tuệ Phật pháp. Tay trái cầm “Bát Nhã tâm kinh” tượng trưng cho trí tuệ kiến thức uyên bác sâu rộng, tay phải cầm kiếm báu trí tuệ hai lưỡi, tượng trưng cho khả năng tiêu diệt sự mê muội, ngu si của chúng sinh và có thể đoạn trừ được tất cả mọi chấp trước.

Kiếm là tượng trưng của trí tuệ, đại diện cho cái tâm phân biệt chân lý, có thể cắt đứt sự ngu si của chúng sinh. Hai lưỡi kiếm ở hai bên, vô cùng sắc bén , hai lưỡi tượng trưng cho chân lý thế tục và chân lý thắng nghĩa, lửa quấn quanh kiếm tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ, đầu nhọn của kiếm tượng trưng cho trí tuệ hoàn mỹ, hướng dẫn chúng sinh bước theo đạo lý đúng đắn . 

Pháp Khí Kiếm Trí Tuệ

Kiếm trí tuệ thường có màu xanh được làm bằng sắt báu, trên đầu kiếm có đám lửa quấn quanh, bao quanh mũi kiếm có thổi ra đường tia lửa trí tuệ, khiến cho ma chướng không thể đến gần. Kiếm báu của các bổn tôn thường dùng vàng để tạo cán kiếm, đỉnh của cán kiếm có trang trí một nửa chày kim cương năm góc, phía dưới tay cầm cố định phối hợp hài hòa. Hai bên đầu của thân kiếm tượng trưng cho sự thống nhất của chân lý tương đối và tuyệt đối. Một vài kiếm báu của các vị thần, dũng sĩ thường cho rằng dùng sắt, thủy tinh, đồng, vàng, lưu ly chế tạo thành, kiếm không được dùng để đánh nhau mà tượng trưng cho một loại tiêu chí đặc biệt quan trọng. Mũi kiếm sắc nhọn tượng trưng cho sự hoàn mỹ của trí tuệ và giác thức. Hình trạng ngọn lửa thổi rừng mực tượng trưng cho ngọn lửa trí tuệ giác thức thổi xa mười phương. Trong Mật tông Tây Tạng có các vị Vô thượng Du già (như Đại Uy Đức Kim Cương - Yamantaka) kiếm báu cẩm trong tay lại thể hiện ý nghĩa rất phức tạp, nó được dùng để tượng trưng cho việc thu nạp 8 loại sức mạnh thần thông cần thiết: kiếm lực, mắt nhìn xa ngàn dặm, chân bay nhẹ như lông, thuật ẩn thân, thuật luyện đan, thuật phi thiên, phân nhiều loại hóa thân, có năng lực bao trùm các pháp giới xuất hiện khắp nơi.

  1. Bổn Tôn Thường Xuất Hiện Kiếm Báu
  • Văn Thù Bồ tát: Kiếm và Tâm kinh là pháp khí chủ yếu của Văn Thù Bồ tát, kiếm thường cầm bên tay phải.
  • Tông Khách Ba (Tsong khapa): hóa thân của Văn Thù Bồ tát do đó cũng cầm kiếm.
  • Bất Động Minh Vương: dùng kiếm để diệt trừ tà ma bên ngoài, trừ vô minh phiền não bên trong.
  • Mật Tập Kim Cương: Cầm kiếm tượng trưng cho bộ Nghiệp phương bắc của năm phương Phật.
  • Đại Uy Đức Kim Cương - Yamantaka: tượng trưng oai lực sức mạnh phi thường.
  • Thiện Ba Lạp Vương Bồ Tát hóa thân ngài Hư Không Tạng Đại Bồ tát.
  • Đại Hắc Thiên Bốn tay - hộ pháp mahakala.

Như vậy, Kiếm báu trong Phật giáo không chủ về binh khí dùng để chiến đấu mà là một loại kiếm từ bi, là vũ khí sắc bén cho tinh thần giác ngộ trí huệ. Kiếm báu chủ yếu tượng trưng cho trí tuệ biểu thị giác thức xua tan ngu muội và chướng ngại, hướng đến chân đế tính không của Phật. Kiếm trí tuệ  đồng thời cũng là vũ khí sắc bén của vị thần Bổn tôn và thân tướng nộ. Những vị long thần hộ pháp hay hóa thân bổn tôn đa phần cầm kiếm ở tay phải và dùng nó để đoạn trừ tất cả oán thù và ma chướng.

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

 

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây