-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tạng Mật lưu truyền hình tượng của Bạch Độ Mẫu là: Thân màu trắng, có một đầu hai cánh tay, đầu đội mão Ngũ Phật, tóc đen chia làm 3 phần, 2 phần búi ở trên đỉnh, phần còn lại phủ trên hai vai. Khuôn mặt có 3 con mắt, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, mỗi lòng bàn chân đều có một con mắt. Tay phải để trên đầu gối tác Ấn Tiếp Dẫn, tay trái để trước ngực, dùng Tam Bảo Ấn cầm hoa Ô Ba Lạp (Utpala). Hoa trải dài theo cổ tay, cánh tay, đến bên cạnh tai, gồm có 3 đóa hoa: 1 đóa hoa nụ, 1 đóa hoa hé nở, 1 đóa hoa nở tròn, đại biểu cho Tam Bảo, hoặc đại biểu cho Bạch Độ Mẫu là Mẹ sinh ra tất cả chư Phật ba đời, cứu độ 8 nạn. Thân mặc Thiên Y ngũ sắc, quần lụa, khuyên tai, vòng tay, nhẫn báu, vòng cánh tay, vòng ống chân có đầy đủ châu bảo anh lạc. Chuỗi thứ nhất đeo ở cổ, chuỗi thứ hai dài đến ngực, chuỗi thứ ba dài đến rốn. Toàn thân có vòng hoa trang nghiêm, eo nhỏ vú đầy đặn, như thiếu nữ tuổi 16. Thân phát ánh sáng trắng Như ý, hai chân ngồi Kiết Già trong vành trăng trên Hoa Sen.
Ý nghĩa của Tôn Tượng Bạch Độ Mẫu: Thân màu trắng như trăng trong: biểu thị cho sự đầy đủ Uy Đức của Tâm Đại Bi trắng tịnh Con mắt giữa trán: biểu thị cho sự quán chiếu vô lượng cõi Phật ở mười phương không có chướng ngại 6 con mắt còn lại: biểu thị cho sự quán sát chúng sinh trong sáu nẻo Luân Hồi. Trong đó 4 con mắt ở hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân biểu thị cho bốn loại mắt Giải Thoát để quán sát cứu giúp chúng sinh Tay phải tác Ấn Thí Tiếp Dẫn: biểu thị cho sự ban tặng hòa bình với sự Giác Ngộ viên mãn của tám Đại Thánh Tay trái tác Tam Bảo Ấn: biểu thị cho sự cứu độ 8 nạn. Vành trăng sau lưng: biểu thị cho sự đã chặt đứt phiền não 3 độc. Hai chân ngồi Kiết Già: biểu thị cho sự không có phiền não.
Trong Bạch Cứu Độ Phật Mẫu Tán: đối với thân mình thời Công Đức của Bạch Độ Mẫu được ca ngợi rất tỉ mỉ, y theo bài Tán ca tụng rằng: * Nạp ma Chí Tôn Thánh Cứu Độ phật Mẫu - Án (Oṃ) Cứu Độ Du Hồi Đáp Liệt Mẫu (Saṃskāra-tāre: Độ thoát luân hồi Mẫu) Dùng Đô Đáp Liệt (Tuttāre) thoát tám nạn. Tất cả bệnh tội, Đô Liệt (Ture) cứu Trước Cứu Độ Mẫu kính tán lễ - Chính giữa hoa sen màu Trắng tịnh Trên đó an bày tòa Nguyệt Luân. Tòa hiện Kim Cương Du Già Mẫu (Vajra yoginī) Trước Thí Nguyện Mẫu, chí kính lễ. - Mặt như tướng ánh sáng Trăng Thu Thân Phật Mẫu tựa Hạo phách luân. Mọi thứ trang nghiêm đầy đủ cả Trước Đấng cầm hoa (Ulpala – Hoa sen xanh da trời) xin kính lễ - Đầy đủ Thể tướng mười sáu tuổi. Tất cả chính Giác đều là con Đảm đương ban bố tùy ước muốn Kính lễ trước Cứu Độ Phật Mẫu. - Luân Trắng tinh tỏa hào quang trắng Trên tám cây căm hiện tám chữ. Tất cả đồng với tướng xoay chuyển Hướng trước Cụ Luân, chí kính lễ. - Tất cả sát Thổ (cõi, nước) đều thanh tịnh Trong đó rải đầy nhiều hoa báu Đản sinh Mẹ của Phật ba đời Trước Mẫu Tôn ấy, chí kính lễ. - Thánh Mẫu, Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu Tăng ích Thọ Mẫu, Như Ý Luân. Trước phật Mẫu Tôn xin cầu đảo Làm tiêu thọ duyên Ma của con. - Bệnh tật, tất cả nạn khổ đau. Cầu xin bảo hộ giúp cho con. Các Thành Tựu Thắng với Thông Thường Ban bố cho con không dư sót - Trước Thánh Mẫu Tôn, thành kính lễ Xin thường ghi nhớ như con đỏ Trước Tôn con cũng chí khẩn cầu Cầu xin thường cầm Từ Bi Câu (móc câu Từ Bi) - Thắng Thân Phật Mẫu như ánh trăng. Yểu điệu nhu thiện thể đoan nghiêm. Diệu tướng điểm tô nhiều vật báu Dùng lụa là tốt tạo quần xiêm - Trên tòa báu vành trăng hoa sen. Hai chân ngồi Kim Cương Kiết Già Một mặt, hai tay, dung mạo vui Sinh làm mẹ của Phật ba đời. - Trước Phật Mẫu Tôn thường quì lạy Nay đối trước Tôn dùng diệu tán Xin giúp chúng con lúc tu đạo Từ nay cho đến được Bồ Đề Tiêu trừ mọi nghịch duyên trong đó. Nguyện được đầy đủ nơi Thuận duyên. (Bạch Độ Mẫu Chú là) “Án – đáp liệp, đô đáp liệp, đô liệp, mạ mạ, a du lị bổ nột diệp, ni nạp, bổ chân, cổ lỗ diệp, sá ha”.
OṂ – TĀRE TUTTĀRE TURE – ĀYUḤ PUṆYE JÑĀNA PUṢṬIṂ KURU – SVĀHĀ. _
Pháp tu Bạch Độ Mẫu còn được gọi là Pháp tu Như Ý Luân. Kinh Tán Bạch Độ Mẫu nói rằng: “Pháp tu trì Bạch Độ Mẫu, hay tăng trưởng Thọ Mệnh với Phước Tuệ, chặt đứt gốc rễ sinh tử luân hồi, miễn trừ tất cả Ma Chướng, ôn dịch, bệnh khổ… Phàm có người nào mong cầu không gì không như nguyện”